Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha cố định được nhiều người sử dụng nhất hiện nay để cải thiện tình trạng răng mọc lệch, vẩu hoặc hô móm; đồng thời tăng tính thẩm mỹ của hàm răng. Cụ thể niềng răng mắc cài là gì? Ưu và nhược điểm của các loại mắc cài trong quá trình niềng răng là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Niềng răng mắc cài là gì?
Niềng răng mắc cài là một phương pháp chỉnh nha sử dụng những mắc cài có chất liệu khác nhau để gắn lên bề mặt trước hoặc bên trong của răng, để tạo lực kéo di chuyển vị trí răng và sắp xếp chúng theo vị trí thẩm mỹ đã vạch ra trước đó các bác sĩ sẽ dùng dây cung tạo thành một vòng cung xung quanh hàm răng.
Quá trình chỉnh răng diễn ra liên tục trong 1 khoảng thời gian nhất định giúp di chuyển các răng không đẹp, mọc sai vị trí. Thực tế phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội được các bác sĩ và chuyên gia nha khoa đánh giá cao. Cụ thể:
- Các răng mọc lệch được di chuyển nhanh và ổn định: Dây cung kim loại cùng hệ thống mắc cài tạo lực để răng dịch chuyển tới đúng vị trí đã được định hình sẵn.
- Giảm thiểu đau đớn, khó chịu: Với cấu tạo các mắc cài tự động và dây cung trượt tự do trong rãnh giúp người niềng răng giảm thiểu được sự đau đớn, khó chịu. Đồng thời việc vệ sinh răng miệng trong suốt quá trình chỉnh răng cũng thuận tiện hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí niềng răng mắc cài không cao, phần mắc cài được làm bằng chất liệu có độ bền cao và dễ thay thế, duy trì được trong thời gian dài.
- Xương hàm không bị ảnh hưởng: Sau khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ hẹn lịch thăm khám định kỳ, phần dây dung và các mắc cài thường xuyên được điều chỉnh phù hợp tạo điều kiện để xương hàm tái tạo lại.
➤ Nếu bạn chuẩn bị niềng răng, bạn không nên bỏ lỡ: 10 điều quan trọng trước khi niềng răng thẩm mỹ
Phân loại mắc cài niềng răng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mắc cài niềng răng khác nhau đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng niềng răng. Để phân loại mắc cài niềng răng chúng ta có thể căn cứ vào một số đặc điểm như:
- Chất liệu mắc cài
- Cấu tạo và tính năng của mắc cài
- Hình thức của mắc cài
Niềng răng mắc cài theo chất liệu
Dựa vào chất liệu của mắc cài chúng ta có 2 loại mắc cài phổ biến là mắc cài kim loại và mắc cài sứ.
1. Mắc cài kim loại
Đây là loại mắc cài niềng răng cơ bản được người dùng lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mắc cài niềng răng kim loại thường làm từ các chất liệu như inox hoặc thép không gỉ. Trong một số trường hợp người niềng răng có thể sử dụng chất liệu bạc hoặc vàng cho mắc cài. Khi sử dụng loại mắc cài này, dây cung được cố định trong rãnh mắc cài bằng các dây thun.
Ưu điểm của loại mắc cài niềng răng kim loại:
- Khả năng chịu lực của mắc cài tốt
- Loại mắc cài có chi phí thấp nhất (mắc cài bằng vàng có chi phí cao hơn)
- Lực kéo các răng khá mạnh giúp rút ngắn thời gian niềng răng
- Các dây thun cố định có màu sắc sặc sỡ phù hợp với trẻ em
- Không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao khi niềng răng
Nhược điểm tồn tại của loại mắc cài kim loại:
- Thiếu tính thẩm mỹ do các mắc cài lộ rõ khi giao tiếp
- Mắc cài dễ bị bung, tuột trong quá trình niềng răng
- Một số kim loại có thể gây kích ứng cho nướu, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Một số người sẽ gặp tình trạng tăng tiết nước bọt trong giai đoạn đầu thực hiện niềng răng mắc cài.
- Mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương
- Người niềng răng mắc cài kim loại cần tránh sử dụng các loại thực phẩm cứng, dai hoặc dính
Niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài sứ được chia làm 2 loại chính là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc. Loại mắc cài này được làm từ hợp kim gốm kết hợp cùng một số chất liệu vô cơ khác. Vì sở hữu một số ưu điểm vượt trội nên loại mắc cài này đang ngày càng được sử dụng phổ biến cho quá trình niềng răng.
Ưu điểm của mắc cài sứ:
- Mắc cài khó bị phát hiện trong khi giao tiếp do có màu sắc tương đồng với màu răng thật
- Không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
- Hiệu quả chỉnh nha cao do độ đàn hồi của dây thun cao
- Thời gian niềng răng được rút ngắn
Nhược điểm của loại mắc cài sứ:
- Chi phí niềng răng ở mức trung bình (cao hơn chi phí mắc cài kim loại)
- Thời gian niềng răng lâu hơn khi sử dụng mắc cài kim loại
- Mắc cài sứ có thể bị vỡ, nứt do va đập mạnh
- Người niềng răng cảm thấy khó chịu do chốt niềng răng lớn hơn các loại mắc cài khác
- Chân đế mắc cài có thể bị đổi màu do vệ sinh răng miệng và mắc cài không đúng cách
➤ Xem thêm: Hai thương hiệu mắc cài kim loại chất lượng cho người niềng răng
Niềng răng mắc cài theo cấu tạo và tính năng
Căn cứ vào cấu tạo và tính năng của mắc cài có thể chia làm 2 loại là niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài thường
Niềng răng mắc cài thường sử dụng hệ thống mắc cài được đặt cố định trên mỗi chiếc răng. Dây cung được cố định bằng các dây thun nha khoa. Nhờ sự đàn hồi của dây thun, các răng sẽ được di chuyển đến đúng vị trí mong muốn trong quá trình niềng răng.
Ưu điểm khi sử dụng loại mắc cài thường:
- Tiết kiệm chi phí
- Hiệu quả chỉnh nha tương đối cao
- Có thể thực hiện được một số ca chỉnh nha có độ khó và thời gian điều trị ngắn hạn
Nhược điểm của loại mắc cài thường:
- Kém thẩm mỹ, mắc cài thường dễ bị lộ trong quá trình giao tiếp
- Người niềng răng cảm thấy khó chịu khi sử dụng mắc cài thường
- Dây thun nha khoa có độ đàn hồi không cố định nên dễ bị bung, tuột trong quá trình niềng răng
- Mắc cài bị bung tuột, ma sát, gây đau đớn, ảnh hưởng xấu đến quá trình di chuyển của răng
Niềng răng mắc cài tự buộc
Một trong số các loại mắc cài niềng răng được yêu thích nhất hiện nay phải kể đến loại mắc cài tự buộc. Loại mắc cài này có thiết kế hệ thống nắp trượt tự động hoặc cấu tạo cánh kim loại, giúp đậy và giữ dây cung trong rãnh mắc cài. Điểm đặc biệt khi sử dụng loại mắc cài tự buộc là không cần sử dụng dây thun nha khoa. Đồng thời dây cung có khả năng trượt tự do bên trong rãnh mắc cài.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài tự buộc:
- Rút ngắn thời gian niềng răng
- Hạn chế tối đa sự biến dạng của dây cung và tình trạng bong, tuột mắc cài
- Giảm thiểu ma sát của mắc cài với các mô mềm trong khoang miệng, từ đó giảm tình trạng đau
- Không cần điều chỉnh dây cung thường xuyên
Nhược điểm của niềng răng mắc cài tự buộc:
- Chi phí niềng răng mắc cài tự buộc cao hơn so với các loại mắc cài thông thường
- Người dùng có thể bị khó chịu khi niềng răng do mắc cài có độ dày lớn
- Để đảm bảo an toàn, người niềng răng bằng mắc cài tự buộc cần được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có tay nghề cao
Niềng răng mắc cài theo hình thức
Một cách phân loại mắc cài khác được nhiều người áp dụng là chia mắc cài theo hình thức. Bao gồm mắc cài mặt ngoài và mắc cài mặt trong
Mắc cài mặt ngoài
Thông thường khi niềng răng, mắc cài sẽ được gắn tại mặt ngoài của răng bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài thường, mắc cài tự buộc. Đây là loại mắc cài được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại mắc cài này giúp người niềng răng thuận tiện trong quá trình vệ sinh răng và mắc cài. Trong quá trình di chuyển răng, các mô mềm không bị ảnh hưởng nên tránh được tình trạng đau nhức. Đồng thời bác sĩ cũng dễ dàng hơn trong việc chỉnh nha khi thăm khám định kỳ.
Mắc cài mặt trong
Mắc cài mặt trong hay còn gọi là mắc cài mặt lưỡi, được gắn ở bên trong của răng, tạo lực để di chuyển răng từ bên trong. Vì vậy mà khi sử dụng mắc cài mặt trong, người khác sẽ không phát hiện ra bạn đang niềng răng, tính thẩm mỹ cũng được đảm bảo. Đây là ưu điểm vượt trội nhất mà mắc cài mặt trong sở hữu.
Mặc dù có tính thẩm mỹ cao nhưng phương pháp niềng răng này cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Người niềng răng cảm thấy bất tiện mỗi khi ăn uống và nói chuyện
- Quá trình vệ sinh răng miệng và vệ sinh mắc cài cũng gặp nhiều khó khăn
- Chi phí thực hiện cao nhất trong các loại mắc cài
- Đòi hỏi bác sĩ nha khoa giỏi, tay nghề cao do kỹ thuật thực hiện có độ khó rất cao
Niềng răng mắc cài loại nào tốt nhất cho bạn?
Mỗi một loại mắc cài sử dụng để niềng răng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng đối tượng người dùng tương ứng. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại mắc cài niềng răng thích hợp nhất, bạn cần cân nhắc những yếu tố dưới đây:
Chi phí niềng răng : Nếu tài chính của bạn hạn chế, bạn có thể chọn mắc cài kim loại thường và chọn một bác sĩ niềng răng giỏi. Chọn được một bác sĩ niềng răng giỏi còn quan trọng hơn cả 1 loại mắc cài xịn.
➤Tham khảo : Chính sách trả góp niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức
Thời gian niềng răng: Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian niềng răng thì mắc cài kim loại tự buộc là loại mắc cài có khoảng thời gian niềng răng nhanh nhất
Tính thẩm mỹ : Nếu công việc của bạn đòi hỏi người thường xuyên phải giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng nhiều, bạn sợ xấu, mất tự tin khi đeo niềng thì nên chọn loại mắc cài sứ, mắc cài mặt trong, thậm chí bạn có thể tham khảo loại niềng răng vô hình Invisalign.
Tình trạng răng: Nếu bạn có hàm răng bị xô lệch nhiều thì nên cân nhắc dùng mắc cài kim loại, hoặc mắc cài tự buộc
Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi “Niềng răng mắc cài là gì? Ưu và nhược điểm của các loại mắc cài?” của rất nhiều độc giả. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp. Để nhanh chóng sở hữu một nụ cười tỏa nắng, tự tin trong cuộc sống hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn nhanh nhất!
——————————————————
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathuyduc/
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page
Phung Hang đã bình luận
Niềng răng mắc cài bao nhiêu lâu
Bác sĩ Đức AAO đã bình luận
Chào bạn
Niềng răng mắc cài có thời gian chỉnh nha trung bình 1.5 – 2 năm. Để được tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị, bạn vui lòng đặt lịch khám online trên website hoặc tới trực tiếp phòng khám Nha khoa Thúy Đức tại 64 Phố Vọng, Phương Mai, Hà Nội để được bác sĩ Đức chẩn đoán chi tiết nhé.
Thân ái!